Thứ Ba, 25 tháng 4, 2017

Bệnh khó nói của Eva

Liên tục chạy vào toa lét không phải bao giờ cũng là triệu chứng viêm đường tiết niệu.

Chị Katarzyna, 29 tuổi đã hai năm đinh ninh, mình bị bệnh mạn tính hoặc thường xuyên viêm nhiễm bàng quang, bởi cả ban ngày và ban đêm chị thường xuyên phải vào toa lét.


Tình trạng bức bối, mót tiểu khiến tôi liên tục phải chạy tìm toa lét – chị bộc bạch – bởi tôi có cảm giác, nếu không nhanh chân, sẽ bị ướt quần.

Hơn một lần tôi từng hốt hoảng tìm toa lét, lúc đang đi mua sắm và đã vài lần bí quá đành phải chui vào khoang vệ sinh nam giới trước sự ngỡ ngàng của những đấng nam nhi có mặt tại đó – nạn nhân kể lại.



Khổ nhất là tình trạng trớ trêu như thế xảy ra cả trong thời gian những cuộc gặp gỡ công vụ quan trọng hoặc trên đường du lịch. Lắm khi tôi phải mang bỉm. Việc làm cực chẳng đã, căng thẳng, khó chịu và… chán đời.

Vì tình trạng trớ trêu như thế chị Katarzyna đã buộc phải chuyển việc làm. Thời làm giám đốc kinh doanh chị thường xuyên phải đi công tác xa nhà và tham gia những cuộc gặp gỡ với những khách hàng chủ chốt. Những rắc rối khó chịu với bàng quang đã buộc chị phải thay đổi vị trí công tác.



Sếp đã ngạc nhiên, khi tôi đề đạt nguyện vọng xin chuyển sang bộ phận văn phòng, nơi thu nhập chỉ bằng một nửa vị trí cũ. Song tôi không thể tiết lộ lý do – chị thừa nhận.

Bạn gái cùng phòng nhận thấy tôi thường xuyên chạy vào toa lét đã kín đáo và tế nhị cho tôi số điện thoại bác sĩ tiết niệu có uy tín, vị chuyên gia từng chữa trị cho mẹ của bạn. Thực tế thăm khám sau đó khẳng định, tôi bị hội chứng bàng quang mẫn cảm thái quá – chị Katarzyna tâm sự.


<>
Bệnh khó nói

Chị Katarzyna là một trong hàng triệu phụ nữ cuộc sống bình thường bị hội chứng bàng quang mẫn cảm thái quá gây phiền hà. Tiếc rằng, có tới trên 40% trong số họ che giấu gia đình và bác sĩ.



Họ ngượng ngập, thừa nhận, sẵn sàng sống trong toa lét, bởi hầu như lúc nào cũng mót tiểu. Gần 36% nạn nhân còn bị thêm gánh nặng són tiểu, bởi không thể làm chủ nhu cầu tiểu tiện bất ngờ.

Trung bình trôi qua hai năm trước khi nạn nhân đủ can đảm gõ cửa phòng khám. Trong thời gian đó đa số tự cách ly sinh hoạt bạn bè, uốn nắn nếp sống thích nghi với chứng bệnh, thí dụ cố gắng tìm kiếm công việc gần nhà hoặc những địa điểm, nơi có toa lét, hoặc thay đổi việc làm.



Trạng thái căng thẳng thường xuyên và bức bối có thể làm tính khí nóng nảy và hủy hoại mối quan hệ với đối tác và gia đình. Phụ nữ khổ sở vì hội chứng này ngượng ngập vì bốc mùi xú uế, thường bị đau trong những lúc "chiều chồng" vì thế thường né tránh gần gũi.

Nếu thiếu quyết tâm, hiếm khi có được cực khoái, bởi họ sợ thả lỏng trong lúc lên đỉnh. Họ bực tức, bởi buộc phải bỏ dở "chuyện ấy", để vào toa lét.



Đàn ông bị bàng quang mẫn cảm thái quá cũng né tránh gần gũi và thường khổ sở vì tình trạng rối loạn phong độ "dụng cụ sung sướng".
<>
Tìm kiếm thủ phạm

Trục trặc hoạt động của hệ thần kinh chính là thủ phạm của tình trạng mót tiểu bất thường và són tiểu. Nó gây ra phản ứng tích cực thái quá của cơ phẳng co thắt bàng quang bất chấp ý chí.



Hệ quả chúng ta cảm thấy nhu cầu tiểu tiện không thể kìm hãm, thậm chí cả khi bàng quang chưa đầy. Trong một số trường hợp nguyên nhân sâu xa là những biến đổi trong đường tiết niệu dưới, chấn thương tủy sống, các bệnh hệ thần kinh trung ương – vôi hóa cột sống, bệnh Parkinson (liệt rung) – và những bệnh tâm lý, thí dụ như trầm cảm.

Việc thực hành lối sống không lành mạnh, trong đó có lạm dụng rượu, thuốc lá, coffein (cà phê, coca cola…) có thể làm nghiêm trọng hơn những triệu chứng đã kể. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp không thể xác định thủ phạm. Bệnh chắc chắn không lây và không di truyền.

Hình ảnh Bệnh khó nói của Eva số 1
Những người bị tiết niệu hay ngượng ngập, thừa nhận, sẵn sàng sống trong toa lét (ảnh minh họa)

<>Không dễ chữa

Cần gõ cửa bác sĩ tiết niệu, trường hợp phải sử dụng toa lét nhiều hơn 8 lần trong ngày và nhiều hơn vài lần trong đêm. Bác sĩ sẽ thực hiện phỏng vấn toàn diện và chỉ định cho bạn phải làm xét nghiệm nước tiểu và siêu âm hệ tiết niệu.



Loại bỏ khả năng khuyết tật cấu tạo bàng quang thận và niệu đạo, kiểm tra, xem bạn có bị viêm nhiễm, sỏi bàng quang và ung thư là công đoạn tiếp theo. Trong một số trường hợp có thể cần làm bổ sung trắc nghiệm chức năng tiết niệu.

Khi ấy chuyên gia sẽ kiểm tra bàng quang trong lúc đã nạp đầy nước tiểu và đã giải phóng bằng các thiết bị đặc biệt, yếu tố cho phép quan sát hiện tượng co thắt "ngoài chương trình". Đó là biện pháp cần thiết.



Để nhận biết dấu hiệu bàng quang mẫn cảm thái quá. Cần phải thực hiện trắc nghiệm như vậy – trường hợp sử dụng thuốc không mang lại hiệu quả mong muốn, trước khi điều trị và trong trường hợp bị mắc một số bệnh đường tiết niệu (như chấn thương tủy sống, thoái hóa cột sống).

Thực tế không hiếm trường hợp nhầm lẫn bàng quang mẫn cảm thái quá với viêm bàng quang, bởi một số triệu chứng cũng giống nhau.



Nếu khổ sở vì tình trạng viêm nhiễm tái phát xuất hiện liên tục cho dù đã sử dụng thuốc chống nhiễm trùng hoặc thuốc kháng sinh, nhất thiết phải thực hiện sàng lọc nước tiểu trước liệu trình tiếp theo.

Việc chữa trị bằng thuốc kháng sinh sẽ vô nghĩa – trường hợp kết quả xét nghiệm nước tiểu khẳng định, không có vi trùng, tức bạn không bị bệnh lây nhiễm. Khi ấy bác sĩ sẽ lựa chọn giải pháp thích hợp, nhằm chữa trị bàng quang mẫn cảm thái quá.


<>
Biệt dược giúp lấy lại khả năng kiểm soát

<>Phỏng vấn GS. BS Piotr Radziszewski, Đại học Y Warszawa, Ba Lan



- Có thể chữa khỏi hội chứng bàng quang mẫn cảm thái quá không, thưa ông?

Không thể chữa khỏi hoàn toàn, vì bàng quang mẫn cảm thái quá là bệnh mạn tính. Tuy nhiên có thể áp dụng liệu pháp khả dĩ loại bỏ một cách có hiệu quả triệu chứng.



Cần bắt đầu bằng việc sử dụng biệt dược phát huy tác dụng kìm hãm những xung động thần kinh quá mạnh và quá thường xuyên xuất phát từ bàng quang – thủ phạm gây số lượng động tác co thắt quá nhiều, cảm giác mót tiểu và căng cứng bàng quang.

- Giáo sư có thể giới thiệu vài phương pháp chữa trị khác, ngoài thuốc uống?



Nếu uống thuốc không phát huy tác dụng, hoặc giải pháp này gây những tác dụng phụ không thể chấp nhận, có thể áp dụng phương pháp botox, tức chích botox trực tiếp vào bàng quang, một hợp chất độc hại vẫn được các chuyên gia da liễu và phẫu thuật thẩm mỹ để xóa đi các vết nhăn trên mặt.

Botox sẽ làm tê liệt các búi thần kinh chi phối cảm giác đau và mót tiểu (tình trạng có thắt bàng quang thái quá). Một liều chích phát huy hiệu quả sẽ duy trì trong thời gian chín tháng.



Cuối cùng, khi tất cả các phương pháp đã kể đều chứng tỏ bất lực, bạn sẽ phải phẫu thuật bàng quang. Cấy thiết bị điều chỉnh co thắt bàng quang là phương pháp mới nhất đã được thực hiện tại một số quốc gia có nền khoa học phát triển cao.

Nguồn : Eva.vn

Không có nhận xét nào:
Write nhận xét